watch sexy videos at nza-vids!
Clip phang nhau trong rừng !!
tai clip nong
Tải về miễn phí cho điện thoại
Phim clip sex

Phim secp Xem phim sec manh

BỨC TƯỜNG
Thời gian qua đi, mọi thứ thay đổi , có những bức
tường được dựng lên giữa người với người…….
Ngày bé , tôi sống với nội trong một ngôi nhà to thật to, trước hiên nhà, là một cây bàng xum xuê, tán rộng, chim chóc thi nhau làm tổ, mùa lá rụng, nội tôi gom lá bàng đun mãi không hết. Sau nhà, là sân giếng, giếng nhà nội tôi to và sâu, hai bên thành giếng bám đầy rong rêu. Cạnh sân giếng là nhà bếp , bếp nhà nội tôi lớn ơi là lớn, chiều tối, mỗi khi nội nhóm bếp, tôi lại đứng cạnh, chờ cho khói bay mù mịt, đan vào tóc, làm cay mắt mũi tôi, mùi khói ấy lan tỏa suốt tuổi thơ tôi, giờ nhớ lại, không có khói bếp , nhưng mắt tôi cay xè. Bước ra khỏi nhà nội tôi là con đường làng dài hun hút, kéo dài tới tận rặng tre cuối làng, cái rặng tre ấy cũng um tùm, rậm rạp lắm. Phải nói rằng tô`i rất tự hào về làng mình, nhà nào cũng có một ngôi nhà ngói âm dương to như nhà nội tôi, một cái giếng sâu ngang nhà nội, một cái bếp hoành tráng xấp xỉ nhà nội. Con đường làng, những rặng tre, những ngôi nhà,… đều to kinh khủng trong trí nhớ của tôi, nhưng vẫn chưa to bằng làng tôi. Làng tôi ôm hết những ngôi nhà , những rặng tre, những cái giếng, những cánh đồng….Trong kí ức tôi, làng tôi là to nhất, tưởng như tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến nơi nào rộng lớn và vĩ đại hơn làng tôi. Chính vì cái suy nghĩ ấy của tôi mà ngày đó, bọn trẻ con trong làng chia làm hai phe. Vốn dĩ làng tôi là làng chài , mà cạnh làng chài thì có biển. Một hôm , cả lũ trẻ con đang ngồi hóng mát dưới rặng tre đầu làng, một đứa đặt ra câu hỏi đố những đứa khác:
- Đố chúng mày, cái gì to nhất?
Thế là cả lũ lao nhao lên , đứa thì bảo quả đất to nhất , đứa thì bảo máy bay bay trên trời to nhất,… trầm ngâm một hồi, tôi lên tiếng:
- Theo tao, làng ta là to nhất.
Làng tôi có cây cầu bắc ngang một con kênh, nên gọi là xóm trên và xóm dưới. Bình thường, tôi là thủ lĩnh của bọn nhóc xóm trên, nên sau câu nói của tôi, lập tức cả bọn xóm trên hưởng ứng;
- Thằng Đông nói đúng rồi, làng là to nhất, làng có nhà , có ao,….
Thằng Hòa thủ lĩnh bọn xóm dưới vặc ngay:
- Làng mà to nhất cái gì , biển mới là to nhất, biển mênh mông bát ngát,…
Tôi chột dạ, thú thật, tôi cũng không biết biển to bằng nào, nhưng chắc chắn là to hơn mấy cái ao trong làng,… Nhưng không lẽ lại chịu thua bọn xóm dưới, thể là tôi gân cổ lên cãi:
- Làng là to nhất , biển thì to hơn cái ao làng là cùng thôi..
Bên kia, thằng Hòa không kém
- Biển là to nhất, to gấp 10 lần làng..
Tôi đâm cùn:
- Thằng nào cho là biển to nhất đứng sang bên thằng hòa, thằng nào cho là làng to nhất đứng sang bên tao.
Ngay lập tức bọn nhóc xóm dưới đứng sang bên thằng Hòa, bọn xóm trên xúm vào phía tôi. Cả lũ cãi nhau ầm một góc làng:
- Biển là to nhất….
- Làng là to nhất….
- Biển to hơn….
- Làng to hơn……
Kết thúc là một vụ ẩu đả, cả lũ đứa nào đứa nấy bầm tím mặt mày. Từ hôm đó, làng tôi chia hai phe, một phe theo biển , một pheo theo làng. Tôi cầm đầu phe làng, còn thằng Hòa đen cầm đầu phe biển. Trưa nào phe làng cũng ra đứng trấn giữ ở cây cầu nối giữa hai xóm với những cục đất cứng thủ sẵn trong người. Chỉ đợi bọn phe biển xuất hiện là nhả đạn qua bên kia bờ kênh. Và kết thúc là đứa nào cùng u đầu sứt trán. Vì là thủ lĩnh nên tôi xung phong tuyến đầu, nên thương tích lúc nào cũng nặng nhất. Sau mỗi lần xung trận, tôi đều lén lút trèo qua rào ở sân giếng để vào nhà, nhưng lần nào nội tôi cũng phát hiện. Nội không mắng tôi, nội chỉ bắt tôi nằm vạch áo tụt quần để nội xức dầu, những lúc như vậy mặt nội tôi trầm ngâm, nội nói nhỏ:
- Mai con đừng đánh nhau nữa , rủi đứa nào ném vào mắt thì sao.
Tôi lim dim mắt, giả vờ ngủ, nhưng tôi nghe hết. Tôi sợ làm nội buồn khi thấy tôi đánh nhau u đầu, rồi tự hứa sẽ không đánh nhau với bọn xóm dưới nữa, nhưng tôi không thể nào chấp nhận đầu hàng rằng biển to hơn làng, nên tôi lại đánh nhau, lại trèo rào, nội lại phát hiện, lại kéo tôi nằm xuống để nội xoa dầu,… mùi dầu thơm suốt tuổi thơ tôi….
Lắm hôm , phe làng bọn tôi đợi mãi không thấy bọn xóm dưới ra nghênh chiến, cả bọn kéo qua cầu, tay lăm lăm đất cục kéo vào xóm lùng địch, Rồi bất chợt đất bay mù mịt từ các cành xoan đâu, cả bọn xây xẩm mặt mày, vứt đất đầu hàng. Bọn phe biển tụt xuống từ các cành cây bao vây lấy phe làng. Mỗi lần bị phục kích như vậy, tôi ức lắm, nhất là khi nhìn khuôn mặt hả hê của thằng Hòa đen . Tất cả phe tôi bị địch bắt giữ, muốn “ sống sót “ trở về thì bắt buộc phải cắt cử một thằng lính chạy về lấy “ cống phẩm “ giao cho phe thắng trận. Gọi vậy cho oai chứ thực ra cống phẩm là mấy củ khoai hoặc mấy bong ngô mà thằng lính xui xẻo bị tôi sai phải chạy về nhón” của nhà” mang ra chuộc tù binh. Có khối lần những chiến binh tội nghiệp bị ba mẹ nó cho ăn roi lằn đít vì tội trộm” cống phẩm”. Cắt cử mãi rồi cũng tới lượt “đại tướng”, nhưng phải nói tôi là một tên trộm tồi, tôi lấy khoai nhét đầy vào bụng, căng phồng lên, đi ngang qua sân nhà, nội hỏi:
- Con cất gì trong bụng mà căng thế?
Tôi ấp úng:
- Dạ, … tại trưa con ăn no quá đó mà
Nội cười:
- Ừ , con ăn no đừng chạy nhảy nhiều nghe con
Lần nào cũng như lần nào, lúc nào tôi cũng lấy lí do ăn no ra lừa nội, và tôi cứ nghĩ rằng mình lừa được nội….. Giờ nghĩ lại tôi thấy nội tôi tuyệt vời quá, nội thương tôi hết biết….
Mối hận thù giữa hai phe ngày một lớn. Bọn xóm dưới không dám lên làng tôi để mua kẹo bà Sáu ngọ đầu làng, ngược lại, chúng tôi không dám đi qua xóm dưới để tắm biển. Những hôm thèm quá, cả bọn dậy thật sớm, rón rén qua cầu, đi thật nhẹ nhàng sao cho không đứa nào xóm dưới nhìn thấy, vùng vẫy thỏa thích , rượt nhau trên bãi biển dài tít tắp, ngâm mình trong làn nước mát rượi, mặn chát. Vui vẻ là vậy, nhưng khi lên bờ, bọn phe biển đã đợi sẵn , cả hai phe lao vào quần nhau tơi tả, kết thúc bao giờ cũng là phe tôi bại trận, thằng Hòa đen hét lớn:
- Chịu thừa nhận biển lớn nhất hay là nạp cống phẩm?
Tôi cũng hét lên to ko kém:
- Tao nạp cống phẩm.
Tôi thà phải trộm tất cả khoai trong nhà đem nạp cho chúng nó chứ không đời nào chịu thừa nhận biển lớn hơn làng. Ấy vậy mà một hôm, tôi phải chấp nhận rằng biển lớn nhất…..
Ngày hôm đó, tôi dậy sớm đi ra nhà bà Sáu ngọ mua hạt giống cho nội, vừa bước ra đầu làng , tôi thấy một con nhỏ đi qua cầu để lên xóm trên, nom nó dễ thương hết biết, mái tóc dài , đôi mắt đen và sáng, da nó trắng như trứng gà bóc chứ không đen như mấy con nhỏ ở làng chài quanh năm nắng gió này. Thế là tôi quên luôn túi hạt giống nội bảo tôi mua, chẳng suy nghĩ gì cả , tôi đi theo nó, cứ đi như vậy…. Đột ngột, nó quay lại với khuôn mặt khó hiểu:
- Anh đi theo Nhi chi vậy?
Tôi sững người , ấp úng:
- Ah, tao… tao thấy mày lạ , không phải người làng, tao đi theo coi mày ở đâu….
Con nhỏ cười:
- Nhi mới chuyển về ở với ngoại ở bên xóm dưới, ngoại nhi là bà Năm nhà ở cuối làng đó.
Ra là cháu bà Năm, bà Năm có mấy người con, đều đi tha phương, lấy chồng lấy vợ xa xứ, quanh năm bà ở vậy một mình, mắt lại lòa, hàng xóm thương, có gì cũng cho bà… Tôi hỏi tiếp, giọng đã tự nhiên hơn:
- Ơ , ba má mày đâu mà mày về ở với ngoại?
Mặt nhỏ đang vui, bỗng sầm lại , buồn rười rượi:
- Ba má Nhi bỏ nhau………….
Biết mình nói hố, tôi thấy mình có lỗi quá, vội đánh lạc hướng:
- Ờ, ờ, ra vậy… thế mày đang đi đâu đây?
Mặt nhỏ vẫn chưa hết buồn:
- Nhi đi ra chợ , mua đồ ăn. Nhà anh ở đâu?
Tôi chỉ tay vào cây bàng, đáp:
- Tao là Đông, nhà tao ở chỗ gốc bàng kia kìa.
Con nhỏ đã cười trở lại:
- Ừ, hôm nào Nhi ghé nhà anh đông chơi nghen?
Tôi mừng như bắt được vàng:
- Nhớ đó, hôm nào mày nhớ ghé , mày đi chợ đi, tao chờ mày ở cầu^^
Mặt nhỏ thộn ra, khó hiểu:
- Anh chờ Nhi chi vậy?
Biết mình vô duyên, tôi đỏ mặt:
- Ừ thì tao chờ …. Xách đồ hộ mày mà
Nghe tôi nói vậy , nó cười tươi như hoa, nụ cười nó dễ thương hết biết khi những những tia nắng đầu ngày chiếu lên khuôn mặt nó:
- Nhi đi nghen!
Tôi vui, chưa bao giờ tôi vui như vậy, tôi đứng bên cây cầu bắc giữa hai xóm, đi đi lại lại, hồi hộp, có một cảm giác rất lạ mà tôi chưa bao giờ có thể cảm nhận được… Phải thật lâu ơi là lâu, cái bóng của nhỏ Nhi mới xuất hiện phía đầu làng( Thật ra không lâu lắm, nhưng với tôi lúc đó, 1 phút cũng là một quãng thời gian dài , rất dài…^^). Tôi chạy vội về phía nhỏ, hổn hển:
- Mày mua chi mà lâu vậy? để tao xách giỏ cho
Nó cười, từ chối:
- Cá tanh lắm, anh để Nhi xách. Anh Đông xạo, Nhi mới đi có mấy phút…
Tôi ậm ừ:
- Ừ thì mấy phút , nhưng mà… tao thấy lâu là lâu…
Hai đứa cười vang, nụ cười giòn tan theo những tia nắng sớm mai….
Tôi đi song song với nó, đi qua cầu, đi vào trong xóm, hai đứa vừa đi vừa nói chuyện, tôi ba hoa đủ thứ, nào là:
- Tao là thủ lĩnh bọn xóm trên
- Bọn xóm mày bị tao bắt làm tù binh suốt
- Có hôm tao chọi bể đầu thằng Hòa đen
…………
Nhi nhắm tịt mắt, xuýt xoa:
- Eo ui, bể đầu á? Anh chơi ác vậy?
Tôi không chịu:
- Xì, vậy mà ác gì, có hôm, thằng Hòa đen….
Tôi cứng lưỡi, vừa nhắc tới thằng Hòa đen, thì thằng Hòa đen xuất hiện cùng với khoảng một chục thủ hạ, mải đi với nhỏ Nhi, tôi quên mất đây là…xóm dưới. Ngay lập tức, tôi bị chúng nó đè ra, Nhi sợ hãi, hét lên:
- Các anh bỏ anh Đông ra, bỏ ra
Thằng hòa đen gạt phắt:
- Mày thì biết gì , nó là tù binh của bọn tao
Rồi nó tiếp:
- Biển hay làng to hơn?
Tôi định gân cổ khẳng định làng to hơn biển rồi ra sao thì ra, nhưng nhìn khuôn mặt lo sợ của nhỏ Nhi, tôi lại đâm suy nghĩ. Không hiểu sao, vừa gặp nhỏ tôi đã mến, mà nhỏ lại ở xóm dưới, không hòa với tụi xóm dưới thì làm sao xuống chơi với nhỏ Nhi được. Vậy là tôi hạ giọng:
- Ừ thì biển to bằng làng, được chưa?
Hòa đen gầm lên:
- Chưa được, biển phải to hơn
Mặt buồn rười rượi, tôi đầu hàng hoàn toàn:
- Biển to hơn làng. Mày bỏ tao ra đi.
Cánh tay nó lỏng ra, tôi đứng lên, quay ra nhìn nhỏ Nhi, tôi bắt gặp khuôn mặt vô cùng khó hiểu của nhỏ, phải rồi, sao mà nhỏ biết được, nhỏ đâu có chứng kiến được những trận đánh nảy lửa của bọn nhóc hai xóm, bên bảo vệ làng, bên bảo vệ biển. Và tôi đã phải chấp nhận rằng biển to hơn làng, …. Vì nhỏ Nhi.
Tôi buồn mất một lúc vì phải chấp nhận rằng làng tôi nhỏ hơn biển, cay cú vì chịu thua bọn xóm dưới. Nhưng niềm vui của tôi còn lớn gấp chục lần….niềm vui đó làm tôi quên bẵng túi” hạt giống “ của nội…
Chiều đó, tôi họp đám lính của mình, tuyên bố:
- Biển to hơn làng chúng mày ạ, cô giáo tao bảo thế
Xưa nay, tôi là thủ lĩnh, không phải vì tôi đánh nhau giỏi, lì đòn, mà vì tôi là đứa duy nhất trong làng được đi học, bởi má tôi là cô giáo, còn những đứa trẻ khác , quanh năm chỉ ngồi trên lưng trâu, vi vu với cây diều, cây sáo. Với chúng, trường học là một mơ ước, một niềm khát khao thực sự, và với những cô giáo như má tôi, chúng nó tôn kính và coi như những vị thần. Bởi vậy, khi tôi lấy dẫn chững “ cô giáo tao”, cả bọn tin sái cổ, thi nhau a dua:
- Ừ hén, biển là to nhất, biển là ác chiến nhất….
- Biển rộng gấp 1000 lần làng
……
Nhưng chợt, một đứa lên tiếng:
- Ơ , vậy mình chịu thua bọn xóm dưới sao hả Đông.
Tôi hơi đỏ mặt, lần đầu tiên, một thủ lĩnh phải xuống giọng:
- Ừ thì… mình sai mình phải nhận chứ sao
Cả bọn lại nhao lên;
- Anh đông nói đúng ghê, biển to thiệt, to thiệt….
Từ hôm đó, hai xóm không đánh nhau nữa, bọn xóm dưới vô tư chạy lên xóm tôi chơi, tha hồ mua kẹo ở quán bà Sáu. Còn bọn xóm tôi cũng tha hồ chạy nhảy nô đùa dưới biển… Và tôi, “người vui nhất”. sáng nào” người vui nhất” cũng đứng đợi nhỏ Nhi đi qua cầu, hỏi đủ thứ chuyện bà chằn trên đời. Nhi cũng thất học như đám trẻ trong làng, nên rất khoái mỗi khi tôi đem trường học ra ba hoa. Tôi vẽ cả một thiên đường trong trường học, nào là sáng nào cô giáo cũng bưng lên cho mỗi đứa một chai xi rô, có hôm lại còn mang cả kẹo để phát cho đứa nào giải bài nhanh…. Nhi cứ ngồi nghe , hai mắt long lanh đầy khao khát…
Nhi bên tôi trong suốt những ngày thơ ấu……
Chiều chiều, hai đứa tha hồ đuổi nhau trên những cánh đồng tít tắp, những trưa hè chói chang, Nhi xách giỏ theo tôi đi bắt cua đồng, đi câu cá. Những chiều mùa hạ hai đứa rủ nhau lên đồi sim, hái sim ăn tím miệng, rồi ngẩn ngơ nhìn những đám mấy trắng bay…
Chúng tôi lớn dần lên…
Một hôm, tôi hỏi Nhi:-
- Mày sinh nhật ngày nào?
Nhi đáp, buồn buồn:
- Em không biết, má em đâu có cho em biết
Nghe vậy, tôi thương Nhi vô cùng, tuổi thơ Nhi chẳng may mắn như tôi, hai đứa trầm ngâm, lặng ngắm buổi chiều dần buông trên những cánh đồng xa.
Sáng hôm sau, tôi đưa Nhi quyển truyện:” dế mèn phiêu lưu kí” mà tôi đã dành tiền ăn sáng để mua:
- Tặng mày, chúc mừng sinh nhật, tao đặt ngày hôm nay là sinh nhật mày
Mặt Nhi tươi hẳn lên, nhưng lại dợm buồn:
- Nhi cảm ơn anh Đông, nhưng anh tặng sách Nhi chi vậy? Nhi đâu có biết đọc
Tôi biến sắc, tôi thương Nhi vô vàn, tôi thầm trách ba má Nhi , và tôi đưa ra quyết định:
- Mày không biết thì tao dạy mày đọc
Nhi reo lên:
- Anh Đông hứa rồi nghen.
Bấy giờ là mùa hạ, tôi có thời gian, hai đứa chúng tôi bên nhau cả ngày, bỏ lại những thú vui trẻ thơ, suốt ngày ê a. Một tháng sau, Nhi có thể đánh vần và phát âm , có thể đọc chậm những đoạn văn xuôi. Mùa hạ trôi qua thật nhanh, hoa phượng hôm nào chớm nở đã bay đi tự lúc nào, cây bàng trước hiên nhà sắp sửa thay lá. Hết ba tháng hè, Nhi đọc được, suốt ngày, Nhi cầm cuốn sách tôi tặng, đọc đi đọc lại. Cả hai đâu biết rằng, đó là mùa hạ cuối cùng của tôi, mùa hạ gói lại tuổi thơ trong vắt.
Hết năm đó, tôi theo ba má lên thành phố để học cấp 3….
Ngày chia tay, nội tôi buồn, nội khóc, tôi ôm lấy nội, tôi nhìn lại mọi thứ, từ gốc bàng, giếng nước, tôi cố ghi nhớ tất cả những hình ảnh đầy kỉ niệm. Tôi chạy như bay đi tìm Nhi, Nhi ngồi khóc rấm rức bên cây cầu nối giữa hai xóm, nơi lần đầu hai đứa gặp nhau. Tôi đến bên, nắm tay Nhi, thì thầm:
- Nhi đừng khóc, hè năm sau anh lại về anh mua quà cho Nhi.
Lần đầu tiên tôi xưng anh với Nhi, lúc đó , tôi nghe tim mình run run………. Nhi nói trong nước mắt:
- Hè năm sau anh Đông lại mua sách tặng Nhi nghen?
- Ừ , anh hứa
- Vậy hè năm sau nữa, anh Đông có về chơi với Nhi không?
- Có , hè nào anh cũng về
- Anh nhớ nghen…
Tôi bước lên ô tô, đôi mắt nhòa đi, Nhi đứng đầu làng, đôi mắt ướt đẫm. Có cái gì đó, cứ tan nát trong tôi. Tôi ghìm chặt mối tình đầu của mình vào trái tim đầy thổn thức. Năm đó, tôi 16, Nhi 15….
Tôi đã không giữ lời hứa, sóng gió cuộc đời cuốn tôi đi thật xa, 3 năm sau, cũng vào mùa hạ, tôi mới có dịp về thăm lại ngôi làng đầy kỉ niệm. Tôi phát hiện ra, rặng tre đầu làng cũng ko ùm tùm như trong kí ức thơ, con đường làng dài hun hút ngày ấy sao ngắn đến vậy, cây bàng trước ngõ cũng không xum xuê như trước, ngôi nhà to của nội tôi ngày ấy sao bây giờ trông lại nhỏ và lụp xụp quá,…Phải chăng khi ta lớn lên, mọi thứ đều nhỏ lại? tuổi thơ tôi đã nhỏ lại rồi sao?
Tôi mở cửa, bước vào, ngôi nhà hoang vắng. Tôi đứng trầm ngâm, tưởng tượng lại hình ảnh năm xưa. Tôi thấy nội ngồi bên hiên nhà cần mẫn đãi thóc, tôi thấy tôi lén lút trộm những củ khoai của nội cho đám trẻ trong làng…. Sau khi tôi rời khỏi một năm, nội cũng lên thành phố sống với gia đình chú tôi. Được nửa năm, nội mất vì ung thư, ngày nội đi tôi khóc như mưa. Giờ đứng trước hiên nhà, chẳng hiểu sao nước mắt tôi chảy dài…..
Đóng cửa lại, tôi đi về phía cầu, vừa thấy tôi trước ngõ, Nhi reo lên, vẫn ánh mắt, nụ cười năm nào, nhi lớn lên và xinh hơn, mọi thứ đều nhỏ lại, chỉ có em lớn lên:
- Anh Đông.. anh Đông…
Tôi cười với Nhi, nhi trách:
- Anh hứa với Nhi hè nào cũng về, sao giờ anh với về thăm Nhi, làm Nhi đợi…..
Tôi cười buồn:
- Anh xin lỗi, Nhi khỏe không?
Ánh mắt Nhi buồn:
- Tháng sau Nhi đi lấy chồng, người ta đặt lễ rồi, ngoại nhận rồi…
Mắt tôi mờ đi, tôi nói, giọng lạc đi:
- Chúc mừng Nhi nghen, anh tặng Nhi…..
Tôi giúi vào tay Nhi một tập sách truyện, Nhi đã lớn, chẳng biết em có còn nhớ ngày xưa…. Tôi quay đi, lập tức những giọt nóng hổi trào ra, Nhi gọi với, giọng cũng lạc dần:
- Anh Đông, anh Đông……
Nhưng tôi đi thẳng, tôi sợ nhìn thấy hai hàng nước mắt của Nhi……
Hỏi thăm những đứa bạn ngày ấy, chúng tản mát nơi đâu, đứa đi làm thuê xa, đứa lam lũ nơi đồng áng. Biết ai còn nhớ….?
Tôi lại ra đi, mỗi lần ra đi khỏi ngôi làng kỉ niệm, tôi gửi lại một phần nào đó trong tôi, để khóc cho những tháng năm dài.
Tôi lại đi tới những miền đất xa, học hành thành đạt, có địa vị…
10 năm sau, tôi trở lại ngôi làng ngày đó….
Gặp những đứa bạn ngày xưa, ai cũng kham khổ, chẳng ai chào tôi như một người bạn, ai cũng cung kính , khép nép,… Tôi đi qua cầu, hỏi nhà cô Nhi. Tôi bước vào, một ngôi nhà xiêu vẹo đổ nát, 3 đứa trẻ ngồi nghịch đất trước hiên nhà. Người đàn bà trên tay bế đứa con bước ra, trông lam lũ và già nua, chị ta hỏi trước:
- Bác hỏi ai ạ?
Tôi sững người, là giọng nói đó, mới đó mà đã khác vậy sao? Ngày xưa Nhi xinh đẹp hồn nhiên là vậy…
- Nhi hả, anh Đông đây
Người đàn chết lặng, lúc sau mới lên tiếng, nhưng tôi như không tin vào tai mình:
- Dạ , em mời bác vào nhà chơi
Nghe sao xa lạ quá…
Bước vào nhà, chỉ có bộ bàn ghế với cái tủ kính là đáng giá nhất, tôi bất ngờ, nhìn vào tủ, mấy cuốn sách tôi tặng em vẫn xếp ngay ngắn, kể cả cuốn: “dế mèn phiêu lưu kí”, tôi hỏi:
- Nhi vẫn giữ sách tôi tặng sao?
Nhi im lặng, có cái gì đau khổ lắm hằn lên khuôn mặt lam lũ của em, Nhi nói lảng:
- Lần này bác về chơi có đưa chị và các cháu về không ?
Tôi đáp:
- Tôi chưa lập gia đình Nhi à.
Nhi lẩm nhẩm:
- Vậy mà em đã năm con…..
Tôi hỏi qua loa vài câu rồi đứng dậy ra về, tôi sợ sẽ nổ tung vì sự bức bối này. Khoảng cách đã lớn vậy sao?
Một lần nữa , tôi lại ra đi, tôi đi mà không bao giờ có ý định trở lại… Ngôi làng bây giờ không còn nhỏ như lần tôi `về thăm trước, nó… tan biến. Mối liên hệ giữa tôi với chốn cũ đã không còn
Có bức tường nào được xây lên để ngăn cách tôi với ngôi làng năm ấy, với bạn bè tôi, với mối tình đầu đầy mộng ước của tôi???
HOÀNG HÀ.

Tìm kiếm chủ đề Phim secp với các từ khóa:

Clip Quay lén thầy giáo học sinh !!
tai clip nong
Tải về miễn phí cho điện thoại